Đăng bởi TRẦN VĂN TUẤN vào lúc 18/04/2022
CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÍM
FIND/MOB:
- Nhấn FIND để truy xuất các dữ liệu đã thu trong máy.
- Nhấn và giữ MOB (người hoặc vật rơi xuống biển) để lưu vị trí người hoặc vật đã rơi
và bắt đầu dẫn đường đến điểm đó.
POWER:
Phím màu đỏ, nhấn và giữ phím này dùng để tắt/mở máy hoặc nhấn để chỉnh độ tương
phản của màn hình. Đồng thời, ấn rồi buông ra phím này ta sẽ thấy thông tin về ngày, giờ,
cường độ pin & tín hiệu vệ tinh.
PAGE:
Dùng để lật từng trang màn hình chính trong máy.
QUIT:
Cũng giống như phím PAGE dùng để lật từng trang màn hình chính trong máy nhưng
theo chiều ngược lại. Ngoài ra, dùng để thoát ra hay ngưng một thao tác nào đó.
MENU:
Từ bất kỳ trang màn hình nào:
- Nhấn MENU 2 lần sẽ có MENU chính
- Nhấn MENU 1 lần ta sẽ có MENU phụ cho trang màn hình đó
ENTER/MARK:
- Nhấn ENTER để chấp nhận một lệnh nào đó
- Nhấn và giữ MARK khoảng 3 giây để lưu vị trí hiện tại ta đang đứng
ROCKER:
Nhấn lên, xuống, sang phải, sang trái để chọn một tùy chọn nào đó trong menu, đồng
thời dùng để di chuyển con trỏ trong màn hình bản đồ.
Phím +, - : Dùng để phóng to hay thu nhỏ tỷ lệ bản đồ. Khi nhấn phím + để giảm tỷ lệ bản đồ ta sẽ
chỉ thấy được 1 vùng nhỏ nhưng chi tiết. Ngược lại, khi nhấn phím – ta sẽ thấy được 1 vùng rộng lớn
nhưng ít chi tiết hơn.
CÀI ĐẶT
I. CÀI ĐẶT CHO HỆ THỐNG:
Từ màn hình Menu chính, chọn Setup > System > GPS. Bạn sẽ có 3 lựa chọn:
II. CÀI ĐẶT MÀN HÌNH:
Từ màn hình Menu chính, chọn Setup > Display
1/ Backlight Timeout :cài đặt thời gian đèn màn hình sẽ tự động tắt, chế độ mặc định là 15 giây.
2/ Battery Save: chế độ tiết kiệm Pin
3/ Colors: chọn màu cho màn hình hiển thị
III. CÀI ĐẶT ÂM THANH (Tone ):
1/ Chọn Setup > Tones
2/ Chọn 1 loại tone mà bạn thích cho mỗi ứng dụng khác nhau
IV. CÀI ĐẶT CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
Từ màn hình Menu chính, chọn Setup > Units, ta có màn hình như bên dưới. Sau đó, có thể cài đặt các đơn vị đo lường theo ý muốn của người sử dụng.
V. CÀI ĐẶT THỜI GIAN
Từ màn hình Menu chính, chọn Setup>Time
1/ Time Format: chọn chế độ 12-hours hoặc 24-hours
2/ Time Zone: chọn Automatic, máy sẽ tự động chọn múi giờ phù hợp cho bạn
VI. CÀI ĐẶT HỆ TỌA ĐỘ & BẢN ĐỒ
Từ màn hình Menu chính, chọn Setup > Position Format
- Chọn hddd’mm.mmm’ : nếu bạn muốn xem tọa độ dưới dạng độ, phút, giây.
- Chọn UTM UPS : nếu bạn muốn xem tọa độ dưới dạng mét
- Map Datum: chọn WGS 84
* Ngoài ra, nếu bạn muốn cài đặt hệ tọa độ VN 2000, thao tác như sau:
Nhấn Menu 2 lần để có màn hình Menu chính.
Chọn Setup > Position Format
- Chọn Map Datum, chọn User. Sau đó nhập các giá trị của Dx, DY, DZ vào:
Dx = - 00193, DY = - 00039, DZ = - 00111
Nhập xong các giá trị trên, nhấn Quit để thoát ra ngoài.
Xem các màn hình minh họa như bên dưới:
Lưu ý: Nhớ chuyển chữ W thành E trước giá trị của kinh tuyến gốc.
CÁC THAO TÁC THƯỜNG SỬ DỤNG
I. ĐO VÀ LƯU LẠI MỘT TỌA ĐỘ ĐIỂM (Waypoint):
Máy có thể đo và lưu trữ 2000 tọa độ điểm với tên và biểu tượng tùy thích, có 3 cách lưu tọa độ khác nhau:
1/ Đo và lưu lại vị trí đang đặt máy:
Ghi chú: Muốn đặt tên hoặc biểu tượng khác cho tọa độ điểm; ta vào hàng trên cùng của màn hình, bên trái là cột biểu tượng, bên phải là cột tên. Nhấn Enter vào từng cột ta sẽ có lần lượt danh sách biểu tượng, bảng chữ cái và số. Lựa chọn các chữ và số theo tên điểm mà ta muốn đặt, đặt tên xong chọn Done >Enter.
Tiếp theo, vào Note để ghi thông tin cho điểm. Chọn Done trong bảng chữ cái để kết thúc việc tạo thông tin.
Cuối cùng, chọn Done > Enter để lưu lại tất cả thông tin nói trên vào máy.
2/ Nhập một dữ liệu tọa độ vào máy:
3/ Đo một tọa độ giả định:
Chức năng này dùng để đo tọa độ bất kỳ một điểm nào mà ta thấy trên màn hình bản đồ, hoặc ta nhìn thấy ngòai thực địa nhưng không thể đến ngay vị trí đó được (VD: nằm giữa ao, hồ hoặc địa hình hiểm trở,…) thao tác như sau:
4/ Hiệu chỉnh Waypoint:
Sau khi đã lưu Waypoint vào máy, bạn có thể hiệu chỉnh để thay đổi tên, biểu tượng, tọa độ, cao độ,… của một Waypoint bất kỳ.
5/ Xóa một Waypoint:
6/ Xóa tất cả Waypoint:
Bạn nên hết sức cẩn thận trước khi sử dụng lệnh này, một khi đã xóa hết dữ liệu thì không thể phục hồi lại được.
III ĐO KHOẢNG CÁCH GIỮA 2 ĐIỂM:
Khoảng cách này tất nhiên được tính theo đường chim bay, cách đo như sau:
1/ Đo khoảng cách giữa 2 điểm bất kỳ:
/ Đo khoảng cách từ vị trí đặt máy đến 1 điểm bất kỳ:
Tương tự như cách đo trên nhưng thao tác đơn giản hơn:
Từ màn hình bản đồ, nhấn Menu 1 lần và chọn Measure DistanceDùng phím Rocker di chuyển con trỏ đền vị trí cần đo, ta sẽ thấy kết quả hiện ra trên màn hình
Ngoài ra, ta có thể xem khoảng cách từ vị trí hiện tại đến tất cả các Waypoint đã lưu trong máy, bằng cách:
III. HÀNH TRÌNH (Route)
Hành trình là bao gồm một chuổi các tọa độ điểm mà nó dẫn bạn đi từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng. Thiết bị này có thể lưu được 50 hành trình, mỗi hành trình có thể đi qua được 250 điểm.
1/ Thiết lập 1 hành trình: Chức này này nói chung ít sử dụng trong thực tế
Bước 1: Từ MENU chính, chọn Route Planer > Create Route > Frist Point
Bước 2: Chọn điểm đầu tiên cho hành trình: chọn Waypoints, máy sẽ liệt kê tất cả những Wayponit đã lưu trong máy ra, bạn hãy chọn 1 waypoint rồi nhấn Enter
Bước 3: Chọn Use
Bước 4: Chọn Select Next Point
Bước 5: Lặp lại các bước 2 -4 cho đến điểm cuối của hành trình
Chú ý: hành trình phải bao gồm có ít nhất 2 điểm
Bước 6: Nhấn QUIT để lưu lại hành trình
2/ Đổi tên cho 1 hành trình:
Cũng giống như Waypoint, tên hành trình được lưu mặc định dưới dạng số tự nhiên. Tuy nhiên, ta có thể đặt tên lại cho nó nếu muốn.
3/ Hiệu chỉnh 1 hành trình:
4/ Xem lại 1 hành trình trên bản đồ:
5/ Xóa 1 hành trình:
IV TRACK (Vết, đường đi)
Tất cả các thiết bị của Garmin GPS sẽ ghi lại vết (Track log) trong quá trình bạn di chuyển.
Bạn có thể lưu lại những track này và sử dụng nó sau đó.
1/ Quản lý Track Log:
Nếu bạn chọn Record, Show On Map : Track của bạn sẽ hiện ra trên bản đồ
2/ Xem Track hiện tại:
Track đang được ghi gọi là track hiện tại
3/ Lưu lại Track hiện tại:
4/ Reset Track hiện tại:
Vì máy có tính năng tự động ghi lại toàn bộ đoạn đường đã đi qua, trong đó có những đoạn đường mà ta không cần đến. Đặc biệt, đối với những máy Garmin thế hệ mới, nó có tính năng tự động nối điểm đầu của Track này với điểm cuối của Track tiếp theo (mặc dù giữa 2 lần đo ta đã tắt máy). Vì vậy, để tránh tình trạng các Track này dính chùm với nhau, trước khi tiến hành đo ta nên xóa những Track tạm thời này đi, việc xóa những Track này không ảnh hưởng gì đến những Track đã lưu trước đó. Thao tác như sau :
Từ Menu chính, chọn Track Manager > Current Track > Clear Current Track > Yes
5/ Xóa 1 Track đã lưu trong máy:
CÁC MÀN HÌNH CHÍNH
Gồm các màn hình chính sau đây: màn hình vệ tinh, màn hình bản đồ, màn hình la bàn, màn hình Menu chính và màn hình Trip Computer.
I MÀN HÌNH VỆ TINH ( Satellite):
Đây là màn hình đầu tiên bạn nên tham khảo trước khi sử dụng máy.
Những vòng tròn nhỏ kèm theo số chính là số vệ tinh đang xuất hiện trên bầu trời. Quan sát 2 vòng tròn chứa vệ tinh, những vệ tinh trên đỉnh đầu là những vệ tinh nằm trong hay nằm trên vòng tròn nhỏ. Còn những vệ tinh nằn trên vòng tròn lớn là những vệ tinh có vị trí nằm nghiêng 1 góc 45 độ về phía chân trời thường bị che khuất bởi địa hình nên khó bắt được tính hiệu.
Hàng trên cùng gồm có 2 cột. Cột bên trái là tọa độ ta đang đứng. Cột bên phải biểu thị cho sai số của GPS, tính hiệu của GPS càng mạnh thì sai số càng nhỏ, sai số càng nhỏ thì việc đo đạc sẽ chính xác hơn.
II MÀN HÌNH BẢN ĐỒ (Map):
1/ Từ màn hình bản đồ, nhấn MENU 1 lần
2/ Chọn Setup Map > Orientation
3/ Chọn 1 trong các hướng sau:
Orientation
Guidance Text : chọn When Navigating
Ngoài ra, để cho dể quan sát ở chức năng dẫn đường; ta có thể gắn la bàn vào màn hình bản đồ, thao tác như sau:
Để gỡ bỏ la bàn khỏi màn hình bản đồ:
Chọn Setup > Map > Datafields > 0 > Enter
III. MÀN HÌNH LA BÀN (Compass):
Màn hình này thường dùng để dẫn đường. Khi bạn cần di chuyển đến 1 điểm nào đó, phần mũi nhọn của ▲ luôn luôn chỉ về hướng mà bạn cần đi đến, bất chấp hướng mà bạn đang di chuyển.
Nếu ta đi đúng hướng, ta sẽ thấy khoảng cách đến đích ngày càng nhỏ lại.
1/ Hiệu chỉnh la bàn điện tử :
Phần này chỉ dành cho Model GPSMAP 78S
Trong quá trình sử dụng nếu thấy la bàn trong máy lệch so với thực tế, ta nên hiệu chỉnh lại. Mặt khác, nên hiệu chỉnh la bàn điện tử sau khi bạn đã di chuyển 1 khoảng cách xa hoặc có trãi qua sự thay đổi nhiều về nhiệt độ (trên 11 đô C). Việc này ta nên làm ở ngoài rời và không nên đứng gần những vật có phát ra từ trường như xe hơi, đường dây điện,….
Thao tác như sau:
Nếu xuất hiện chữ “Calibration Failed” – quá trình hiệu chỉnh thất bại. Bạn phải nhấn Ok và làm lại từ đầu.
2/ Cài đặt cho la bàn :
a/ Cài đặt cách hiển thị :
Từ màn hình la bàn, nhấn phím MENU 1 lần rồi chọn Setup Heading, chọn 1 trong 2 cách hiển thị :
b/ Cài đặt hướng bắc làm hướng chuẩn:
Từ màn hình la bàn, nhấn 1 lần MENU, chọn Setup Heading > North Reference > True
IV MÀN HÌNH BIỂU ĐỒ CAO ĐỘ (Evelation Plot):
Màn hình này chỉ có ở Model GPSMAP 78S. Trên màn hình này giúp chúng ta xem lại mặt cắt ngang cao độ của đoạn đường ta đã đi qua.Trong đồ thị mặt cắt cao độ này, trục đứng biểu thị cho giá trị cao độ, trục ngang biểu thị cho độ dài đoạn đường đã đi qua.
1/ Hiệu chỉnh khí áp kế đo độ cao:
Bạn có thể hiệu chỉnh lại khí áp kế đo độ cao bằng phương pháp thủ công nếu bạn biết chính xác độ cao hoặc áp suất nơi mà bạn đang đứng. Máy sẽ căn cứ vào cột mốc chuẩn này để đo chính xác hơn các điểm về sau.
Sau đó nhập các giá trị của cao độ và áp suất vào. Nhập xong nhấn OK
Chú ý: Đơn vị đo cao độ hoặc áp suất phải tương ứng với các đơn vị đo lường mà bạn đã chọn ở phần cài đặt.
2/ Những cài đặt khác cho màn hình cao độ:
Từ màn hình Elevation Plot, nhấn MENU 1 lần, chọn Change Plot Type:
V MÀN HÌNH TRIP COMPUTER:
Chức năng này dùng để đo chiều dài của quảng đường thực tế mà bạn đã đi (không phải đường chim bay). Ngoài ra nó cũng hiển thị tốc độ bạn đang di chuyển, tốc độ trung bình, tốc độ tối đa, chiều dài quảng và những thông số khác
Trước khi khởi hành, để có những thông tin chính xác hơn, ta nên đưa tất cả các giá trị ở màn hình này về = 0. Thao tác như sau:
Chọn Menu > Reset > Reset Trip Data Timers, etc > Yes